Vị trí, điều kiện tự nhiên

Vùng đất Nghi Long từ xa xưa là biển, Phía bắc xó cú nỳi Tượng Sơn, núi Ngọc Sơn, phía đông nam có con sông Rào bắt nguồn từ Vinh chảy dọc qua xã Nghi Long rồi đổ ra biển. Trong quá trình phát triển của lịch sử, vùng đất Nghi Long đã trải qua nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính và các tên gọi khác nhau.
Vùng đất Nghi Long từ xa xưa là biển, Phía bắc xó cú nỳi Tượng Sơn, núi Ngọc Sơn, phía đông nam có con sông Rào bắt nguồn từ Vinh chảy dọc qua xã Nghi Long rồi đổ ra biển. Trong quá trình phát triển của lịch sử, vùng đất Nghi Long đã trải qua nhiều lần thay đổi về đơn vị hành chính và các tên gọi khác nhau.
Tiền thân xã Nghi Long dưới triều Tây Sơn, Nghi Long thuộc huyện Chân Lộc,  Dưới thời cai trị của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều, Nghi Long thuộc Tổng Kim Nguyên, làng Kim Khê Thượng.
Sau cách mạng tháng tám, tháng 2 năm 1946 huyện Nghi Lộc nhập Kim Khê Thượng và Kim Khê Trung thành xã Kim Khê. Tháng 5 năm 1954 Ủy ban kháng chiến tỉnh Nghệ An có Quyết định tách xã Thuận Hòa thành 3 xã là Nghi Long, Nghi Thuận, Nghi Hoa. Xã Nghi Long lúc bấy giờ đồng chí Đặng Khắc Quyển làm Bí thư, và đồng chí Đặng Doãn Ôn  làm Chủ tịch đầu tiên của xã. Tên gọi Nghi Long có từ đó: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt lịch sử quan trọng đánh dấu sự hình thành, mở ra một trang mới cho tiến trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ và nhân dân xã Nghi Long.
Năm 1954 xã Nghi Long có 7 làng đó là Danh Yên Sơn, Mỹ Ngọc, Vĩnh Long, Ông La, Kim Diên, Kim Nghĩa và Kim Ngọc. Từ năm 1958 đến cuối năm 1993 tên làng thay đổi theo quy mô Hợp tác xã nông nghiệp. Đầu 1994 đến năm 2006 được chia làm 17 xóm,  năm 2006 đến nay còn 10 xóm ( sáp nhập theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh Nghệ An).
Dân cư ở Nghi Long, định canh, định cư ổn định. Các dòng họ đầu tiên sống trên đất Nghi Long là dòng họ Đinh, họ Lê, họ Đặng, họ Nguyễn, họ Phan, Họ Mai Văn,  đến nay đó có 42 dòng họ, trải qua hàng trăm năm các dòng họ đó cùng nhau xây dựng một cộng đồng sống đùm bọc và yêu thương giúp nhau cùng phát triển.
Thần tích các làng ở Nghi Long thể hiện khí chất của dân cư, có cụm di tích lịch sử Đền, Đình, Chùa và một số hệ thống nhà thờ của 42 dòng họ được ông cha xây dựng lâu đời, là nét nổi bật mang đậm chất văn hoá tâm linh. Đây không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, chính trị của làng mà còn phản ánh trình độ kinh tế, đời sống văn hoá đương thời, minh chứng cho trí thông minh, khéo léo của người dân nơi đây. Đó là những di sản văn hoá vật thể quý giá do nhân dân sáng tạo và xây dựng nên.
Ở Vĩnh Long xưa có Chùa làng Vắng, Đền Xã nay gọi là chùa Hồng Phúc, Đền Ba Cô, chùa Thịnh Mỹ,  là những nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của người dân trong vùng lúc bấy giờ.
Ở Ông La xưa có Đình Kim La, đền Chùa Hải, Nhà Thánh. Được xây dựng để thờ “Đức Khổng Tử” là một biểu tượng của nho giáo. Các nghi lễ sinh hoạt tâm linh như những ngôi Đền khác, nhưng tại đây hàng tháng, hàng năm còn có thêm lễ bình văn, bình thơ hoặc tôn vinh những người đậu đạt qua các khoa thi và những người được phong quan, phong tước.
Ở  Kim Nghĩa, Kim Ngọc có Chùa Kim Trung. Ngoài các cụm di tích Đình, Đền, Chùa ở Nghi Long còn có Cầu Trường, Cầu được xây dựng năm 1880 làm bằng gỗ lim có mái che, bắc qua sông Rào nối liền Nghi Long với các xã phía đông huyện Nghi Lộc.
Những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá này chính là ý thức tâm linh xây nên nền văn hoá bản sắc của nhân dân Nghi Long. Điều đó càng minh chứng từ xa xưa, vùng đất này, con người đã quần tụ sinh tồn, bằng lao động cần cù, dũng cảm, có đạo hiếu, trung nghĩa của con người Lạc Việt. Với một vùng dân cư có dũng khí kiên cường trên dặm đường dài lịch sử đó tôi luyện con người bền vững, thủy chung, son sắt, mạnh mẽ, sáng tạo đã làm cho Nghi Long được đổi thay như ngày hôm nay.
Cùng với sự hình thành và phát triển về đời sống văn hoá tâm linh,  Trải qua bao biến cố lịch sử, bao thăng trầm của Quê hương nhưng truyền thống hiếu học và khoa bảng của nhân dân Nghi Long không ngừng phát triển, đời nào cũng vậy nhân dân Nghi Long luôn lấy việc học hành làm đầu. Việc mở trường, mở lớp, việc học hành, đậu đạt qua các thời kỳ, chưa có xã nào trong vựng sánh bằng.  Xưa có câu “ Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa; Ông đậu, Cha đậu, con đậu đậu ba đời”. Có dòng họ 4 đời làm tiến sỹ như dòng họ Đinh Văn, Cụ Lê Văn Miến là Thầy giáo, hoạ sỹ nổi tiếng của Việt Nam đầu thể kỷ 20, Cụ  là người thầy dạy học cho Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ, Tiến sỹ phật học hoà thượng Thích Minh Châu nguyên đại biểu quốc hội khoá 7, 8, 9 người có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cũng như phật giáo của Việt Nam. Hiếu học và khoa bảng là một truyền thống quý báu của nhân dân Nghi Long.
Trong các phong trào yêu nước, cách mạng, cuối thế kỷ 19 dưới cờ khởi nghĩa của các văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân các làng Kim Ngọc, Kim Nghĩa, Ông La, Diên Cát có nhiều người tham gia nhằm mưu cầu độc lập cho dân tộc, tiêu biểu như: Cụ Đinh Văn Chất một trong những người dựng cờ khởi nghĩa đầu tiên trên đất Nghi Lộc lúc bấy giờ. Là một miền quê giàu truyền thống yêu nước, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, nhân dân Nghi Long đã nhanh chúng giác ngộ và tập hợp dưới lá cờ của Đảng để làm cách mạng, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhiều chiến sỹ cộng sản đó vượt qua sự khủng bố gay gắt của kẻ thù để hoạt động và gây dựng tổ chức. Những đảng viên đầu tiên của Đảng bộ đã tích cực vận động, tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh góp phần làm nên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931. Vượt qua những khó khăn, thách thức với ý chí quyết tâm mạnh liệt, vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Trong phong trào cách mạng trước năm 1945, Nghi Long có nhiều người bị bắt cầm tù trong các cuộc đấu tranh, có người hi sinh, tiêu biểu như đồng chí Đặng Khắc Điếng, Nguyễn Quang Nhờn, Đặng Thọ Chính, Lê Đình Lập, là những liệt sỹ hy sinh năm 1930, mặc dù hy sinh mất mát nhưng quần chúng vẫn vững tin vào sự lãnh đạo Đảng và nắm bắt tình thế, thời cơ để đấu tranh  giành chính quyền về tay nhân dân.
Tháng 8 năm 1945, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn, toàn xã hộ nghèo chiếm trên 90% và hơn 80% người mù chữ. Dưới sự lănh đạo của Đảng, nhân dân Nghi Long vẫn tiếp tục tham gia đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hàng trăm lượt người đó tình nguyện lên đường nhập ngũ, người đi thanh niên xung phong, người đi dân công hỏa tuyến. Nhiều phong trào cách mạng sôi nổi được nhân dân hăng hái tham gia như: phong trào chống giặc đói, giặc dốt. Thực hiện chủ trương giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, đưa vị thế người nông dân lên chủ xã hội, nhân dân Nghi Long hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ chống thực dân, phong kiến tay sai.Tiêu biểu trong phong trào cách mạng giai đoạn này có cụ: Lê Đình Vỹ nguyên bí thư Việt Minh, phó chủ tịch uỷ ban hành chính Tỉnh Nghệ An, cụ được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh: cụ Đặng Thọ trị, Đặng Khắc Thiệp, Nguyễn Viết Nguyên, cụ Lê Anh là những Đảng viên 1930-1931 được tặng thưởng huân chương độc lập hạng ba.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng nhân dân miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, nhân dân Nghi Long lại bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển sản xuất, xây dựng đời sống nhân dân, làm hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường miền Nam, ngay từ khi có chủ trương của Đảng, Nghi Long đã thành lập các tổ đổi công rồi hợp tác xã quy mô nhỏ đến lớn từng bước được hình thành. Hợp tác xã ra đời là bước tiến của một thời kỳ cách mạng, chuyển tư liệu sản xuất cá thể thành tập thể, một động lực to lớn trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Trong những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nghi Long đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực, phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội, ổn đinh đời sống nhân dân và làm tốt nhiệm vụ hậu phương.
Nhân dân Nghi Long sống trong hòa bình xây dựng xã hội chủ nghĩa chưa được bao lâu, cũng như nhân dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chi viện cho chiến trường miền Nam, vừa phải trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Trong những năm tháng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhân dân Nghi Long đã chứng minh được sức mạnh, sự kiên cường dũng cảm của mình, bằng trí lực và lòng dũng cảm, không gì mạnh bằng vũ khí của lòng dân, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Nghi Long đã góp phần đánh bại âm mưu đánh phá miền Bắc, ngăn cản chi viện cách mạng miền Nam của đế quốc Mỹ. Nghi Long là nơi có tuyến huyết mạch giao thông quan trọng nối liền Bắc Nam có nhiều trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ như ga Quán Hành, kho Lương thực Nghi Lộc, Cầu Cấm là nơi túi bóm, túi đạn của quân thù, hòng chia cắt đường chi viện cho miền Nam. Với khẩu hiệu “xe chưa qua, nhà không tiếc” nhân dân Nghi Long đã dỡ nhà ra làm cầu cho xe qua.  Là niềm tự hào của nhân dân Nghi Long chúng ta. Lửa thử vàng gian nan thử sức, chiến tranh ác liệt nhân dân Nghi Long càng tỏ rõ hơn bao giờ hết với tinh thần quật khởi, bản lĩnh của mình.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó có hơn 13 lần máy bay Mỹ đánh bom vào các khu dân cư, đã làm chết 32 người, bị thương 12 người, phá huỷ 18 ngôi nhà, trường học trụ sở làm việc, và nhiều tài sản khác của nhân dân. 40 ha đất sản xuất của nhân dân bị bom cày xới không sản xuất được. Riêng Cầu Cấm phải chịu 80 trận đánh của bom đạn Mỹ.
Biến đau thương thành hành động cách mạng, không nao núng tinh thần, nhân dân Nghi Long dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức tốt lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Với khẩu hiệu “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, mỗi người dân là một chiến sỹ”, nhân dân Nghi Long đã bám trụ kiên cường trong mưa bom băo đạn, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Với tinh thần quyết tâm thắng Mỹ, dũng cảm kiên cường, dưới sự lãnh đạo của các đồng chí bí thư, chủ tịch: Đặng Thọ Lợi, Nguyễn Bá Yên, Nguyễn Xuân Khánh,  và sự chỉ huy trực tiếp của các đồng chí xã đội trưởng Võ Văn Nhạc, Đinh Văn Tuân, Đinh Thị Bằng lực lượng trực chiến phòng không đã bắn rơi 02 máy bay A4, bắt sống 1 phi công Mỹ.
Trong chiến tranh, Nghi Long đã huy động hàng ngàn lượt người, đào đắp hàng ngàn mét khối đất đá xây dựng các công sự trận địa chiến đấu; làm được 1.456 hầm trú ẩn, 10km giao thông hào, 6 trận địa pháo phòng không, đóng góp 52 gian nhà, hàng ngàn cây phi lao, bạch đàn, 120 bàn chông các loại, bắc 38 chiếc cầu nhỏ và đào đắp 25 hầm dấu pháo cao xạ, 920 nhà dấu đạn dược. Phục vụ cho giao thông vận tải trên các trọng điểm chiến lược, tham gia bốc dỡ hàng trăm tấn gạo, san lấp hàng trăm hố bom, tháo dỡ hàng chục quả bom nổ chậm. Đồng thời tổ chức giúp đỡ, phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực đóng tại địa phương. “Một cân thóc cũng góp phần đánh Mỹ”, nhân dân Nghi Long đã vượt lên bom đạn để ổn định sản xuất, tranh thủ mọi khoảng thời gian yên tĩnh giữa các cuộc chiến đấu để sản xuất đóng góp hàng trăm tấn thóc, ngô, khoai, đậu, lạc; hàng ngàn kg rau, thịt, cá các loại phục vụ cho chiến trường góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Có chiến công nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà không đổi bằng máu, bằng mồ hôi, nước mắt. Trong số những người tham gia lớp cha trước, lớp con sau thành đội ngũ điệp trùng của dân tộc, Nghi Long có 231 người con ra chiến trường không trở về với quê hương, các Anh, các Chị vĩnh viễn nằm lại trong ḷng đất mẹ ở mọi miền Tổ quốc,  có hàng trăm người đă gửi lại nơi chiến trường 1 phần cơ thể nay mang trên mỡnh những di chứng của chiến tranh.
Những thành tích trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và cả sự mất mát, hy sinh đă được ghi nhận vào lịch sử dân tộc, khẳng định những đóng góp của nhân dân Nghi Long trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Vinh dự và tự hào đó trước hết thuộc về nhân dân, về những người mẹ, đă sinh thành, nuôi dưỡng các thế hệ những người con ưu tú hiến dâng cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của quê hương.
Kết thúc hai cuộc chiến tranh, quê hương Nghi Long có 7 Bà mẹ được phong tặng Việt Nam Anh hùng, 70 thương, bệnh binh, 18 Lão thành cách mạng, 04 người tiền khởi nghĩa và 5 người được thưởng huân chương bậc cao, 778 người được thưởng Huân chương, 1000 hộ dân được thưởng huy chương, 02 người được phong tặng danh hiệu dụng sỹ diệt Mỹ (Đặng Thọ Truật, Đinh Văn Hai),  nhiều người đã trưởng thành trong chiến đấu trở thành sĩ quan cao cấp trong quân đội như đồng chí trung tướng Phạm Hồng Minh, Thiếu tướng Lê Huy Lóm, Đại tá Nguyễn Viết Lan….vv
Những thành tích xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, Năm 1996 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghi Long được Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” .
Sau chiến thắng năm 1975, nước nhà thống nhất, nhưng đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách về thiên tai địch họa, hậu quả của chiến tranh để lại, song bằng trí tuệ, sức lực của mình, Đảng bộ và nhân dân Nghi Long  luôn vượt qua mọi khó khăn, thách thức để khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới.
Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, cùng với cả nước, Nghi Long đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngay trên quê hương Nghi Long. Từ trong hoang tàn đổ nát của 2 cuộc chiến tranh, từ trong cơ chế kinh tế bao cấp, đường lối đổi mới của Đảng soi đường, đã huy động mọi nguồn lực để vượt lên mọi khó khăn thách thức, tạo ra được chuyển biến tích cực, căn bản làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các yếu tố công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được hình thành và đang phát triển bền vững.
Được tách ra từ xã Kim Khê đến nay đã 66 năm, Nghi Long ngày nay là một trong 29 xã, thị trấn của huyện Nghi Lộc, với dân số 7000 người, 1800hộ, không có giáo dân. Toàn xã có trên 40% hộ giàu, trên 50% hộ khá hộ nghèo chỉ còn 0,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 11%/năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 51 triệu đồng/ người/ năm.
Bằng chính sức mình, phát huy tốt các tiềm năng, nội lực, cơ sở vật chất của từng hộ gia đình và xã hội được xây dựng khang trang. 100% hộ được dùng điện, hệ thống đài truyền thanh phát huy tốt, có 11,9 km đường nhựa, 16,54 km đường bê tông nông thôn, 3 trường học cao tầng với khuôn viên sạch đẹp, được đầu tư hàng chục tỉ đồng, trường THCS, trường tiểu học và trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I, Trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ III đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nơi làm việc của Đảng ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân, UB MTTQ và các đoàn thể được xây dựng khang trang, đảm bảo yêu cầu làm việc. Bộ mặt nông thông ngày càng đổi mới, Tinh thần và vật chất của nhân dân ngày một nâng lên.
Lĩnh vực văn hóa – xă hội có nhiều tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi dược diễn mạo của quê hương của xóm làng, phong trào học tập vẫn phát huy được truyền thống của ông cha, học sinh giỏi, khá ngày càng tăng, có nhiều em thi đậu vào trường cao đẳng, đại học, nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ, cán bộ trung cao cấp của Đảng, nhà nước và doanh nhân trong các cơ quan nhà nước ở mọi miền đất nước. 10/10 xóm được công nhận danh hiệu làng văn hóa, 94,6% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Dân số - kế hoạch gia đình phát triển ổn định, trẻ em luôn được cả xã hội quan tâm và được hưởng mọi quyền lợi của mình. Công tác chính sách, xã hội đều được thực hiện tốt, xã đã xây dựng 04 ngôi nhà tình nghĩa và tặng hàng trăm sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách xă hội.
Công tác quốc phòng, an ninh ở địa phương luôn được coi trọng, Lực lượng dân quân, công an thường xuyên được củng cố, nêu cao cảnh giác cách mạng, chống mọi âm mưu diễn biến hòa bình của địch, xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đầu. Hàng năm đã làm tốt công tác động viên khám tuyển và tiễn đưa thanh niên lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, ngăn ngừa có hiệu quả tội phạm và các tệ nạn xă hội.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM Nghi Long là một trong những xã chỉ đạo điểm của huyện Nghi Lộc. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao của xã đã tập trung xây dựng kế hoạch cụ thể. Xác định vai trò của hệ thống chính  trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền cho nhân dân nhận thức việc. Xây dựng nông thôn mới nâng cao là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân, thực hiện dân chủ,  phát huy nội lực sức dân là chủ yếu để xây dựng NTM nâng cao. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, sự đồng lòng chung tay đóng góp của nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của cấp trên chúng ta đã huy động được hàng chục tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nhân dân các xóm hiến hàng trăm m đất ở, đất vườn để mở đường giao thông. Năm 2015, xã Nghi Long đã đạt chuẩn Nông thôn mới và hiện nay đang triển khai xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2021.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây