Huyện Nghi Lộc được thẩm định công nhận đạt huyện nông thôn mới

Thứ bảy - 16/10/2021 16:02
Sau khi phản biện, đánh giá kết quả xây dựng huyện NTM của Nghi Lộc, các thành viên Hội đồng Thẩm định Trung ương xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đã nhất trí cao công nhận huyện Nghi Lộc đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM).

Sáng ngày 1/10, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức họp xét, bỏ phiếu công nhận huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn NTM năm 2020. Dự hội nghị xét thẩm định về phía Trung ương có các đồng chí: Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Về phía tỉnh Nghệ An và huyện Nghi Lộc có các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Nghi Lộc…

ntt
Đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Nhật Tuấn

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Nghệ An, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc đã báo cáo tóm tắt kết quả xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của huyện Nghi Lộc. Báo cáo nêu rõ: Sau 10 năm xây dựng NTM, quy mô nền kinh tế, thu ngân sách của Nghi Lộc có bước tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và thương mại, giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp.

Giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 16.868 tỷ đồng, tăng 12.657 tỷ đồng so với năm 2010 và được xếp thứ 3 toàn tỉnh vào năm 2020. Tỷ trọng nông nghiệp năm 2020 chỉ còn 16,9%. Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, thương mại từ 63,06% năm 2010 nay tăng lên 83,1%.

Thu ngân sách đến năm 2020 đạt 452,7 tỷ đồng, tăng gấp 4,25 lần so với năm 2010. Đáng chú ý, trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành vùng sản xuất rau cao cấp tập trung với diện tích hơn 600 ha; xây dựng 8 mô hình sản xuất trong nhà lưới với diện tích trên 40.000 m2 áp dụng công nghệ cao. Đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 103 triệu đồng/ha/năm, tăng 45 triệu đồng/ha so với năm 2010 và tăng 21 triệu đồng/ha so với năm 2015. Chăn nuôi được chuyển từ nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
maps
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
Hỏi đáp
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin người phát ngôn
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Thông tin các dự án, hạng mục đầu tư
Thống kê
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay478
  • Tháng hiện tại1,825
  • Tổng lượt truy cập375,791
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây